In 3D

Tổng hợp các loại vật liệu in 3D phổ biến hiện nay

Vật liệu in 3D là gì?

Song hành với sự phát triển của công nghệ in 3D và máy in 3D, vật liệu in 3D ngày càng đa dạng, phong phú. Ở thời kỳ đầu, các loại vật liệu in chủ yếu là nhựa dẻo, bột sứ và bột kim loại.

Tuy nhiên càng về sau, vật liệu được nghiên cứu thêm nhiều hơn, mang lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng.

vat-lieu-in-3D-1
Ngày nay, các vật liệu in 3D ngày càng đa dạng

Ngày nay, bạn có thể chọn các loại vật liệu sợi nylon, nhựa thân thiện môi trường, chất liệu hữu cơ như đường kính, socola,… Bên cạnh đó vật liệu dùng in 3D còn có thể là kim loại như vàng, bạc, đồng, chì, titan, thép,…

Các nhóm vật liệu in 3D chính

Dạng sợi

Các sản phẩm máy in 3D sử dụng công nghệ in 3D FDM chi phí thấp thường dùng nhóm vật liệu in dạng sợi. Các loại sợi nhựa này sẽ đóng thành cuộn tùy vào đầu phun sử dụng. Những cuộn nhưạ này có đường kính dao động từ 1.75 – 3mm.

vat-lieu-in-3D-2
Vật liệu dạng sợi rất phổ biến

Điểm nổi bật của nhựa nhiệt dẻo này chính là rất dễ nóng chảy trong điều kiện nhiệt độ từ 180 – 240 độ C. Trong đó, phổ biến nhất là sợi nhựa in 3D 1.75mm.

Dạng lỏng

Mực in dạng lỏng hay Resin là vật liệu in 3D được công nghệ SLA, DLF, LCD, UV,… thường xuyên sử dụng. Khi có tia laser, tia cực tím bước sóng từ 400 – 550 nm tác động, nhóm vật liệu này là dễ hóa rắn.

Dạng bột

Công nghệ in 3D SLS sử dụng vật liệu bột mịn. Vật liệu bột mịn dễ dàng thiêu kết thành những khối rắn trong điều kiện nhiệt độ cao. Ngoài ra, công nghệ SLS cũng sử dụng bột kim loại hay bột nylon.

vat-lieu-in-3D-3
Vật liệu dạng bột dễ thiêu kết thành khối rắn

Các loại chất liệu in 3D tiêu biểu

Nhựa ABS

Nhựa ABS là vật liệu in 3D được tổng hợp từ các nguyên liệu hóa thạch. Điểm nổi bật của vật liệu này là khả năng chịu lực tốt, kèm theo đó là khả năng chịu nhiệt lên đến 80 độ C.

vat-lieu-in-3D-4
Nhựa ABS chịu nhiệt đến 80 độ

Tuy nhiên, có một nhược điểm của nhựa ABS mà bạn cần lưu ý. Đó là tình trạng các lớp in không dính vào nhau nếu nhựa không được gia nhiệt tốt trong quá trình in. Kết quả là xuất hiện tình trạng cong hoặc phồng mẫu in.

Nhựa PLA

PLA là loại nhựa sinh học được tổng hợp từ các loại tinh bột ngô, tinh bột khoai tây,… rất an toàn với sức khỏe con người. Ngoài ra, nhựa PLA còn được đánh giá rất thân thiện với môi trường.

Hiện nay, các loại máy in 3D sử dụng công nghệ in FDM thường sử dụng vật liệu nhựa PLA. Ưu điểm của loại nhựa này là rất dễ in, nhờ đó tạo ra bề mặt mẫu in vô cùng chất lượng. Tuy nhiên điểm trừ của loại vật liệu này chính là khả năng chịu nhiệt kém, không chịu được nhiệt trên 55 độ C.

Nhựa đặc biệt

Ngoài 2 loại nhựa PLA và ABS phổ biến nhất, các công nghệ máy in 3D còn sử dụng thêm các loại vật liệu nhựa đặc biệt như: nhựa dẻo, nhựa gốm, nhựa pha bột gỗ, nhựa in 3D trong suốt, nhựa SAS, nhựa PetG, nhựa Onyx,…

Mực Resin

Một vật liệu in 3D khác cũng rất phổ biến trên thị trường hiện nay là mực Resin dạng lỏng. Các dòng máy in 3D Resin sẽ sử dụng loại vật liệu này.

vat-lieu-in-3D-5
Mực Resin cũng là vật liệu in 3D được sử dụng nhiều

Đặc điểm của mực Resin là sự nhạy với tia cực tím. Vì thế, mực in 3D Resin thường được đóng trong bình kín để bảo quản. Chưa kể, mực còn được đặt trong điều kiện tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và cả những loại đèn phát ra tia cực tím.

Bột Powder SLS

Các loại máy in 3D sử dụng công nghệ in SLS sẽ dùng vật liệu bột nylon PA11, bột nylon PA12, nylon PA11/PA12, Glass-filled Nylon, Carbon Mide, Alumide, PEBA 2301.

Một vài dòng máy in 3D kim loại có thể dùng vật liệu bằng thép hoặc chất liệu Titan:

  • Thép: Độ cứng có thể đạt 50HRC khi in 3D bằng thép
  • Titan:Có tính trơ nên phù hợp sản xuất thiết bị y học có độ cứng cao hoặc kích thước nhỏ. Vật liệu này cũng được ứng dụng nhiều để sản xuất các bộ phận trong ngành hàng không.

Nhôm

Chrome/Cobalt

Nếu người dùng sử dụng công nghệ in 3D SLM thì có thể linh hoạt trộn bột của các loại vật liệu sẵn có để đáp ứng một tính năng cần thiết. Do đó có thể khẳng định rằng vật liệu in bột kim loại gần như không giới hạn.

Tại sao vật liệu in 3D lại đắt

Trên thị trường hiện nay, các loại vật liệu sử dụng in 3D có mức giá tương đối cao. Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu?
Thứ nhất, thị trường in 3D ở Việt Nam dù phổ biến song vẫn còn tương đối nhỏ. Vì thế chưa nhiều lợi thế ở mặt quy mô sản xuất, kéo theo chi phí sản xuất tăng cao.

Thứ hai, giá thành vật liệu in 3D còn cao là vì chưa có nhiều sự cạnh tranh.

vat-lieu-in-3D-6
Vì chưa có sự cạnh tranh nhiều nên giá thành vật liệu in 3D còn đắt

Thứ ba, một số loại mực in 3D đặc biệt như bột Powder hoặc mực Resin đòi hỏi nhiều công đoạn chế biến, kèm theo đó là chế độ bảo quản nghiêm ngặt. Cuối cùng dẫn đến giá thành gia tăng.

Thứ tư, một số vật liệu được cho thêm nhiều thành phần đặc biệt để làm biến đổi màu sắc, tăng độ cứng, tối ưu quá trình in,… cũng là nguyên nhân khiến chi phí tăng vọt.

Trên đây là những loại vật liệu phổ biến mà các công nghệ in 3D thường sử dụng. Mỗi loại vật liệu sẽ có đặc tính và ưu nhược điểm riêng. Tùy nhu cầu sử dụng mà bạn cần tìm hiểu kỹ để chọn vật liệu phù hợp nhất.

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực in 3D, không biết chọn vật liệu nào hoặc đang cần tìm dịch vụ in 3D uy tín, bạn hãy tham khảo dịch vụ của Savina Group. Chúng tôi cung cấp đa dạng các công nghệ in 3D với nhiều chất liệu khác nhau, đáp ứng nhu cầu của người dùng. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn:

  • Địa chỉ: 322/49 Huỳnh Văn Lũy, KP7, P. Phú Lợi, Tp.Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Website: https://savinagroup.com/
  • Email: savinaartgroup@gmail.com
  • Điện thoại: 0983888437 – 02746500889

Bài viết liên quan

Trả lời

Back to top button